SAU ĐỐT RÁC: CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ CHẤT THẢI TỐT NHẤT TẠI QUẬN MONTGOMERY, MARYLAND

Các chương của báo cáo bao gồm:

Chương 1: Chiến lược Không rác thải có nhiều tiềm năng hơn DEP & HDR

Chương 2: Vụ việc chống đốt rác

Chương 3: Khí nhà kính & Kế toán sáng tạo

Chương 4: Chôn lấp so sánh với Đốt rác

Chương 5: Phân biệt chủng tộc trong môi trường

Chương 6: Bãi chôn lấp khu vực 2

Chương 7: Cách tốt hơn để đưa ra lựa chọn tốt nhất

Chương 8: Chi phí đốt rác so với chôn lấp

Chương 9: Con đường phía trước

Tháng 3 năm 2021

Hơn 230 lò đốt rác mới được xây dựng ở Hoa Kỳ từ năm 1975 đến năm 1995, tuy nhiên hơn 160 lò đốt trong số này đã đóng cửa từ năm 1980, còn lại khoảng 74 lò hoạt động hiện nay, với ít nhất ba lò nữa dự kiến sẽ đóng cửa trong 1-2 năm tới.

Bây giờ chúng tôi biết rằng đốt rác là cách tốn kém và gây ô nhiễm nhất để quản lý chất thải hoặc tạo ra năng lượng, và chất thải đó không biến mất một cách kỳ diệu khi bị đốt cháy, nhưng đe dọa khí hậu và sức khỏe cộng đồng do ô nhiễm không khí và tro độc hại khiến các bãi chôn lấp các chất này thậm chí còn nguy hiểm hơn nếu chất thải chưa được đốt được đem đi chôn lấp ngay trực tiếp. Đốt rác gây ô nhiễm hơn đốt than, và có hại cho sức khỏe và môi trường hơn là sử dụng trực tiếp các bãi chôn lấp.

Nói chung, bãi chôn lấp là một vấn đề, nhưng đốt và chôn lấp sản phẩm phụ tro là vấn đề lớn hơn. Điều gây hại không phải là quy mô của các bãi chôn lấp mà là độc tính của chúng. Các bãi chôn lấp gây hại cho nguồn nước ngầm khi chúng bị rò rỉ và giải phóng các khí độc hại vào không khí (không chỉ khí nhà kính). Tuy nhiên, các lò đốt thải ra nhiều ô nhiễm không khí hơn và lấp đầy các bãi chôn lấp bằng tro độc hại. Quá trình đốt cháy tạo ra các hóa chất độc hại mới thải vào không khí và tro bụi. Tro chôn lấp nguy hiểm hơn đối với nước ngầm và cộng đồng lân cận so với chôn lấp rác chưa đốt.

Tóm tắt kết quả

Báo cáo này phác thảo những hiểu biết hiện tại về các tác động đối với sức khỏe, khí hậu và công lý môi trường của việc đốt và chôn lấp chất thải của Quận Montgomery. Những phát hiện của báo cáo này bao gồm:

1.Lò đốt rác MCRRF hiện là nơi gây ô nhiễm không khí công nghiệp lớn nhất của quận. Đây là nguồn khí nhà kính, amoniac, asen, berili, cadmium, crom (VI), axit clohydric (HCl), thủy ngân, oxit nitơ, chất bụi dạng hạt nhỏ (PM10), chất dạng hạt mịn (PM2.5) và sulfur dioxide lớn nhất của quận. và là nguồn phát thải chì lớn thứ hai của quận.

2.Mức độ ô nhiễm khí nhà kính (GHG) thực tế từ lò đốt rác cao gấp 50 lần so với tuyên bố trong các báo cáo do Cục Bảo vệ Môi trường của Hạt (DEP) cung cấp.

  1. Những người ủng hộ việc đốt rác luôn dựa vào khoa học lỗi thời và thông tin sai lệch về việc phòng tránh và giảm thiểu các tác động môi trường tiêu cực của ngành.
  2. Do giám sát hạn chế, tuyên bố rằng cơ sở nằm trong giới hạn cho phép không được yên tâm vì hầu hết các chất gây ô nhiễm chỉ được kiểm tra mỗi năm một lần, không phải với các thiết bị giám sát khí thải liên tục.
  3. Nếu đã được xây dựng trong thập kỷ qua, MCRRF sẽ không hợp pháp để hoạt động nếu không nâng cấp, cài đặt các kiểm soát ô nhiễm tốn kém. Các thuốc thử cần thiết để giảm lượng khí thải độc hại cũng là vấn đề nan giải vì chính việc sản xuất và thải bỏ chúng là một mối nguy hiểm bổ sung cho môi trường. Các lò đốt cũ hơn được giữ theo tiêu chuẩn yếu hơn so với các lò đốt mới hơn. Đưa lò đốt rác lên tiêu chuẩn hiện đại sẽ là việc chặn đứng lò đốt rác xét về mặt tài chính.
  4. Vận hành lò đốt rác cho đến năm 2026 hoặc 2040 sẽ khá tốn kém do cơ sở này không được bảo trì tốt và cần phải sửa chữa nhiều khi lò đã cũ. Chi phí sẽ tiếp tục tăng. Chi phí sẽ không giảm nhiều khi lượng chất thải phát sinh giảm, cũng như với các bãi chôn lấp, do phần lớn chi phí của lò đốt là chi phí cố định không phụ thuộc vào khối lượng xử lý.
  5. Mặc dù lò đốt rác đã được trình bày như một lựa chọn hợp lý vì trái phiếu tài trợ cho nó đã được người đóng thuế trả hết vào năm 2016, nhưng lò đốt rác hiện đã cũ và cần khoản đầu tư vốn bổ sung đáng kể từ 12-73 triệu đô la chỉ để duy trì hoạt động đến năm 2026 hoặc năm 2040. Nếu quận chọn tiếp tục vận hành lò đốt rác, thì sẽ là phi đạo đức nếu không nâng cấp để đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm soát khí thải hiện đại. Việc nâng cấp lên công nghệ kiểm soát khí thải hiện đại cần thiết tại các lò đốt được phép trong thập kỷ qua sẽ phát sinh thêm chi phí đáng kể với số tiền cần đầu tư thêm là 95 triệu đô la – tốt hơn nên chi tiền cho các giải pháp thay thế không phát thải hay Zero Waste.
  6. Quận đã cho phép tập trung nhiều cơ sở độc hại trong khu vực Dickerson. Việc thay thế Lò đốt rác bằng một bãi chôn lấp “Khu vực 2” mới trên vùng đất hiện đang được canh tác hiệu quả sẽ đe dọa nguồn nước uống trong khu vực và tầng ngậm nước nguồn duy nhất trong Khu bảo tồn Nông nghiệp của quận. Đó sẽ là một sự phân bổ nguồn lực tài chính thiển cận và tốn kém mà có thể được sử dụng tốt hơn để chuyển hướng các nguồn lực vật chất với các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng không phát thải hay Zero Waste

 

  1. Quận Montgomery hàng năm đổ khoảng 180.000 tấn tro lò đốt độc hại vào cộng đồng đa số dân cư là người da đen ở Virginia. Đây là một xu hướng phân biệt chủng tộc về môi trường lâu đời có thể chấm dứt bằng cách chọn một cộng đồng bãi rác phản ánh các tiêu chí công bằng môi trường và một địa điểm xa hơn ảnh hưởng đến ít người hơn.
  2. Việc quận sử dụng tro làm vật liệu che phủ bãi rác hàng ngày và cho các con đường nội bộ trong bãi rác là đặc biệt nguy hiểm, vì nó có thể thổi vào cộng đồng, gây ra nhiều tác hại hơn. Bất kỳ cộng đồng bãi chôn lấp nào đều có nguy cơ tiếp xúc với chất độc cao hơn khi vận chuyển tro của lò đốt thay vì rác chưa đốt.
  3. Trong một phân tích mới được chuẩn bị cho báo cáo này, chúng tôi đã áp dụng mô hình đánh giá vòng đời MEBCalc cho các lựa chọn chất thải của Quận Montgomery. Chúng tôi so sánh việc sử dụng MCRRF với việc sử dụng bất kỳ bãi rác nào trong số mười bãi chôn lấp ở Pennsylvania, Virginia và Ohio bằng xe tải hoặc đường sắt. Phân tích cho thấy rằng việc đốt rác còn tồi tệ hơn nhiều so với chôn lấp ở bất kỳ địa điểm nào trong số này nói chung và về mặt ô nhiễm do sự nóng lên toàn cầu cũng như lượng khí thải nitơ oxit, hạt vật chất, khí axit, hóa chất độc hại và hóa chất tạo thành khói. Khi một điểm “kết hợp” duy nhất được chỉ định bằng cách quy đổi thành giá trị tiền từ chín (09) tác động sức khỏe và môi trường được nghiên cứu, việc đốt rác tại MCRRF được tính tốn kém hơn 151-394% so với chôn lấp rác của Quận Montgomery. Nói một cách đơn giản hơn, chi phí sức khỏe và môi trường của việc đốt rác rác của quận có hại gấp 2,5 đến 5 lần so với chôn lấp.

Tác động tính trên tấn chất thải được vận chuyển hoặc đốt hoặc chôn lấp

Tác động Đo đạc

(pound trên 1 tấn chất thải về phát thải tương đương)

Đốt (MCRRF) (pound/tấn rác)  Chôn lấp (mức độ của 10 bãi chôn lấp (pound/tấn rác) Cái nào tệ hơn?
1.Trái đất Nóng lên  CO2 2023,89 779 – 1220 Đốt rác
2.Sức khỏe người dân (hóa chất độc hại) To-lu-en 219,8 0,89 – 4,1 Đốt rác
3.axit hóa (mưa axit và đường hô hấp) Ozône (O3)

(NOx, VOCs)

38,64 2,43 – 15,51 Đốt rác
4.Sức khỏe người dân (chất gây ung thư) SO2 2,38 0,08 – 1,28 Đốt rác
5.Sức khỏe người dân (hô hấp / tim mạch) Ben-zen 0,46 0,005 – 1,119 *(Tùy thuộc)
6.tạo thành mù sinh hóa (hen suyễn) PM2.5 0,23 0,001 – 0,12 Đốt rác
7.hiện tượng phú dưỡng Nitơ (đạm) 0,07 0,036 – 0,159 *(Tùy thuộc)
8.suy giảm ô dôn CFC-11 0 0,001 – 0,004 Chôn lấp
9.Nhiễm độc hệ sinh thái Thuốc diệt cỏ 2,4-D  0,00088 0,00002 – 0,00128 *(Tùy thuộc)
Tổng hợp quy về giá trị tiền Đô la Mỹ $258,58 $52,37 – $102,97 Đốt rác

 

VOCs: Các chất hữu cơ bay hơi

Chú thích:

Mỗi tính toán bao gồm giá trị trọng số của các chất ô nhiễm liên quan. Ví dụ: Tác động nóng lên toàn cầu bao gồm khí mê-tan và N2O và các tác động hóa chất độc hại bao gồm phát thải hơi thủy ngân. Các tác động được tính trọng số trong khoảng thời gian 20 năm. Phương án chôn lấp được giả định mức độ thu hồi khí là 75%.

* Khả năng gây ung thư, phú dưỡng và độc tính sinh thái do đốt rác kém hơn so với chôn lấp đốt cháy khí, nhưng còn tệ hơn khi chôn lấp nếu khí chôn lấp được đốt để lấy năng lượng trong động cơ đốt trong.

  1. Sử dụng phân tích này, lượng khí thải vận chuyển bằng xe tải hoặc đường sắt hóa ra là không đáng kể so với lượng khí thải từ chôn lấp hoặc đốt. Khoảng cách vận chuyển dài đến các bãi chôn lấp không tạo ra đủ lượng khí thải để biện minh cho việc đốt rác gần nơi phát sinh ra rác hơn. Vận chuyển chất thải của chúng ta bằng xe tải, thậm chí đến một bãi rác cách xa hàng trăm dặm, dường như là giải pháp lâu dài sạch nhất, tiết kiệm chi phí nhất và an toàn nhất.
  2. Công nghệ thu giữ khí thải từ các bãi chôn lấp đã phát triển. Các bãi chôn lấp hiện đại thường được giả định là thu giữ 75% khí bãi rác, làm giảm tác động tiêu cực của chúng đối với khí hậu khi khí mê-tan được quy đổi thành CO2 tương đương. Với tỷ lệ thu giữ khí bãi chôn lấp tốt hơn 50-70%, bãi chôn lấp thải ra ít khí nhà kính hơn so với lò đốt.
  3. Quận nên xem xét lại mối quan hệ của mình với Cơ quan Xử lý Chất thải Đông Bắc Maryland (“Cơ quan”). Cơ quan được đầu tư tài chính vào việc đốt rác và đã tích cực loại các chuyên gia Zero Waste ra khỏi danh sách các chuyên gia tư vấn theo yêu cầu có sẵn cho các khu vực pháp lý thành viên của họ. Cơ quan không nên thuê chuyên gia tư vấn hoặc tham gia vào bất kỳ hình thức hướng dẫn ra quyết định nào cho quận.
  4. Các chiến lược Zero Waste có khả năng đạt được mức giảm sâu trong việc tạo ra chất thải. Đầu tư và áp dụng các chiến lược Zero Waste mạnh mẽ có thể được thực hiện ngay bây giờ, cắt giảm 60-70% lượng chất thải chỉ trong vài năm và hơn 80% sau khi các chương trình bổ sung được thực hiện. Chúng ta có thể giảm khối lượng chất thải mà chúng ta gửi đến bãi chôn lấp thông qua các chiến lược “suy nghĩ lại/thiết kế lại/giảm thiểu/tái sử dụng/tái chế/làm phân” từ đầu nguồn và thông qua các phương pháp cụ thể để xử lý chất thải còn lại ở “phía sau”.
  5. Định giá dựa trên đơn vị (hay còn gọi là “Trả tiền khi bạn thải bỏ” hoặc “Tiết kiệm khi bạn thải bỏ”) là cách hiệu quả nhất và tiết kiệm chi phí nhất để giảm thiểu rác thải một cách nhanh chóng. Bang Washington, Oregon, Connecticut và Massachusetts có các chương trình mẫu với các phương pháp hay nhất đã được thiết lập mà quận nên áp dụng ngay lập tức. Một nhà tư vấn ngắn hạn, chẳng hạn như Waste Zero, có thể nhanh chóng phát triển một kế hoạch thực hiện chi tiết để giúp quận vận hành kế hoạch này trong vòng vài năm tới.
  6. Về nhựa, nghiên cứu của EPA cho thấy rằng đốt chúng là lựa chọn tồi tệ nhất, trong khi loại bỏ hoặc tái chế chúng có những lợi ích lớn về khí hậu.

Xem báo cáo chi tiết tại đây: http://www.energyjustice.net/md/beyond.pdf