ĐẶC TÍNH ƯU VIỆT CỦA CÔNG NGHỆ KHÍ HOÁ CỦA DO GREEN

 Công nghệ khí hoá chất thải rắn này là thành quả của hơn 20 năm nghiên cứu miệt mài, bền bỉ của đội ngũ kỹ sư và nhân sự tại Do Green với nhiều bằng sáng chế độc quyền được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp. Các đặc tính ưu việt của công nghệ về chất lượng môi trường, hiệu quả kinh tế – xã hội đã nhận được sự công nhận, đánh giá của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và môi trường,…qua quá trình triển khai thực tế tại TP. Hưng Yên.

 Công nghệ xử lý rác thải sạch nhất 

 

Công nghệ khí hóa chất thải rắn của Do Green cam kết tuân thủ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13616:2023 về Lò phản ứng khí hóa chất thải rắn – Yêu cầu kỹ thuật ban hành tại Quyết định số 206/QĐ-BKHCN ngày 24/2/2023 của Bộ Khoa học và Công nghệ. Đây là văn bản pháp lý đầu tiên của Việt Nam đối với công nghệ khí hóa chất thải rắn, bao gồm nhiều quy định chặt chẽ hơn so với các quy định hiện hành trong lĩnh vực xử lý chất thải. (Xem thêm về TCVN 13616:2023 tại đây)

KHÔNG có nước thải
Nước trong dây chuyền vận hành của nhà máy được sử dụng tuần hoàn, khép kín, do đó không phát sinh nước thải hay nước rỉ rác, vốn là vấn đề nhức nhối của các bãi chôn lấp, các nhà máy đốt rác (phát điện)

KHÔNG có chất thải rắn độc hại
Nhà máy của Do Green không thải ra các chất thải rắn độc hại cần chôn lấp như tro bay (chứa Dioxin/Furan) như tại các nhà máy đốt rác (phát điện)

Khí thải SẠCH nhất và ÍT nhất
– Rất SẠCH: Khí thải có nồng độ các chất độc hại thấp hơn mức cho phép theo tiêu chuẩn của VN, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc
– Rất ÍT: Tổng lượng phát thải thấp hơn hàng chục lần so với công nghệ khác hiện hữu trên thị trường.

Nồng độ các thông số ô nhiễm trong khí thải từ nhà máy của Do Green thấp hơn ngưỡng phát thải theo quy định của Việt Nam, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản

Chú thích:

– Kết quả tại nhà máy của Do Green là kết quả trung bình của các lần quan trắc, đo kiểm thực tế tại nhà máy khí hoá chất thải rắn của Do Green do CEM và CRETECH thực hiện, dưới sự giám sát của BTNMT, STNMT tỉnh Hưng Yên và cư dân khu vực lân cận

– Các quy định của EU, Hàn Quốc, Nhật Bản xem tại: Gasification of Municipal Solid Waste, Yong-Chil Seo, Md Tanvir Alam và Won-Seok Yang (2018)  

Hình ảnh so sánh ống khói nhà máy của Do Green và nhà máy xử lý rác khác  

ỐNG KHÓI CỦA NHÀ MÁY ĐỐT RÁC

(Công suất 30 tấn/ngày)

ỐNG KHÓI NHÀ MÁY CỦA DO GREEN

(Công suất 100 tấn/ngày)

Công nghệ của nền kinh tế tuần hoàn đúng nghĩa 

Công nghệ của Do Green chế biến toàn bộ rác thải chưa phân loại đầu nguồn thành các sản phẩm tái chế
hữu ích, tham gia vào một chu kỳ kinh tế mới, góp phần phát triển kinh tế tuần hoàn đúng nghĩa:

KHÍ TỔNG HỢP CHÁY ĐƯỢC (COMBUSTIBLE SYNGAS)

Khí tổng hợp cháy được (Combustible syngas) là một nguồn năng lượng tái tạo xanh, được sử dụng cho các mục đích sấy rác, sấy khô nông sản thực phẩm, đốt nồi hơi công nghiệp, chạy máy phát điện động cơ đốt trong, chạy tua-bin khí phát điện, chưng cất thành các sản phẩm hóa dầu v.v…

CÁC-BON HỮU CƠ 

Một loại đất sạch được làm từ than sinh học (biochar), sản phẩm thu được sau quá trình khí hoá rác, giúp cải tạo đất, chống thoái hóa bạc màu, thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp tuần hoàn.

GẠCH BLOCK KHÔNG NUNG

Các chất vô cơ (cát, đá, sỏi,…) chiếm khoảng 1 – 2% lượng rác đầu vào được sử dụng làm vật liệu xây dựng hoặc đóng gạch block không nung.

Công nghệ giảm phát thải khí nhà kính, chống biến đổi khí hậu

Giảm phát thải khí nhà kính CO2

Tổng lượng phát thải CO2 của công nghệ chế biến rác bằng phương pháp khí hoá khi so sánh chỉ bằng khoảng 1/10 – 1/20 so với công nghệ đốt rác và khoảng 1/80 so với công nghệ chôn lấp.

Chú thích:

– Phương pháp đốt rác: Thải ra khoảng 0,7 đến 1,7 tấn co2/tấn rác xử lý (Theo zerowasteeurope.Eu)
– Phương pháp chôn lấp rác: Thải ra khoảng 6,2 tấn co2/tấn rác xử lý (Theo CNBC)
– Phương pháp khí hoá: Thải ra khoảng 0,074844 tấn co2/tấn rác xử lý (Theo kết quả đo thực tế tại Nhà máy của công ty Do Green).

Hiện thực hoá mục tiêu các-bon âm

01 tấn than sinh học (sản phẩm tạo ra sau quá trình khí hóa) có thể “cô lập” khoảng 03 tấn CO2. Khi bị giữ lại ở trong than sinh học, các-bon không phát thải ngược lại vào khí quyển và có thể được lưu giữ hàng ngàn năm trong đất, giúp làm chậm quá trình biến đổi khí hậu (Nguồn: Carbon Gold).

Công nghệ lắp ghép theo mô-đun, nâng công suất linh hoạt, không giới hạn

 

 

– Đáp ứng mọi công suất theo nhu cầu của mỗi địa phương (công suất không giới hạn).

 

– Có thể nâng công suất linh hoạt theo tốc độ gia tăng rác hàng năm của mỗi địa phương.

 

– Đảm bảo nhà máy có thể vận hành liên tục ngay cả khi một mô-đun bị hỏng hóc (do cơ chế hoạt động của từng mô-đun là độc lập) → giúp hạn chế tối đa sự cố môi trường, không ùn ứ rác.

 

– Triển khai các nhà máy vệ tinh (công suất nhỏ) → giảm chi phí vận chuyển, giảm lượng xe rác trên đường, giảm phát tán ô nhiễm môi trường, giảm ùn tắc và tai nạn giao thông.

 

 Công nghệ có mức tiêu thụ tài nguyên đầu vào rất thấp

 

ĐẤT

Không cần đất để chôn lấp tro bay, tro xỉ.

 

NƯỚC
Sử dụng rất ít nước cho hệ thống tuần hoàn dập bụi và làm mát.

Ô-XI

Tiêu thụ rất ít ô-xy vì quá trình khí hoá diễn ra trong điều kiện THIẾU ô-xi, ngược lại với đốt rác phải lấy rất nhiều ô-xy từ không khí để tạo phản ứng cháy.

ĐIỆN NĂNG

Tiêu thụ rất ít điện năng để vận hành nhà máy nhờ thiết kế tối ưu và tận dụng năng lượng từ Khí đốt tổng hợp (Syngas) thu được trong quá trình khí hoá

HOÁ CHẤT, PHỤ GIA

Không cần nhiều hoá chất làm sạch khí thải do khí thải có thành phần chủ yếu là hơi nước từ sấy rác, không phải khói bụi từ đốt rác (vốn cần làm sạch bằng vôi, than hoạt tính,… trước khi thải ra môi trường)

 Hiệu quả kinh tế – xã hội của công nghệ

 

Chi phí xử lý rác cạnh tranh, đảm bảo chất lượng môi trường vượt trội so với mọi công nghệ hiện hữu tại Việt Nam

 

Sử dụng công nghệ trong nước, phát triển ngành cơ khí nội địa, tạo thêm công ăn việc làm

 

Góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam về việc đạt mức phát thải ròng bằng KHÔNG vào năm 2025 tại Hội nghị COP26.

 

Thực hiện chủ trương không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế.

Giảm nhập khẩu công nghệ, thiết bị xử lý rác từ nước ngoài, góp phần giảm thâm hụt thương mại quốc tế, tiết kiệm hàng tỷ đô-la ngoại tệ và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

 

Thực hiện chủ trương xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, không phụ thuộc nước ngoài