ASEAN muốn phát triển tài chính “xanh” – Green Finance

ASEAN muốn phát triển tài chính “xanh” – Green Finance

Tài chính xanh được thảo luận rộng rãi khi các nhà hoạch định chính sách toàn cầu tiếp tục thúc đẩy sự phát triển các nguồn năng lượng bền vững và hiệu quả hơn trong thời đại ngày càng gia tăng các lo ngại về thay đổi khí hậu.

Do đó, trái phiếu xanh (green bonds), là trái phiếu tài trợ cho các doanh nghiệp thân thiện với môi trường, đã nổi lên như một trong những cơ chế tài chính chủ chốt thúc đẩy quá trình chuyển đổi nền kinh tế toàn cầu sang một tương lai xanh hơn.

Số lượng các trái phiếu xanh

Năm 2016 là năm kỷ lục đối với trái phiếu xanh. Trên toàn cầu, thị trường đã phát hành 86 tỷ USD (2,9 nghìn tỷ Thái Bath) phát hành – tăng hơn gấp đôi so với con số 42,2 tỷ USD được phát hành vào năm 2015. Với sự tăng trưởng về số lượng, thị trường cũng có sự thay đổi lớn về chất lượng, hồ sơ của các trái chủ.

Về mặt địa lý, các thị trường đang phát triển ở Châu Á, chủ yếu là Trung Quốc, đã trở thành tiên phong với 43% trái phiếu xanh toàn cầu được phát hành vào năm 2016. Chỉ riêng trái phiếu xanh phát hành tại Trung Quốc đã tăng từ 7% vào năm 2015, lên 36% 2016, được hỗ trợ bởi các quy định phù hợp sau khi các nhà hoạch định chính sách của nước này đưa ra các hướng dẫn rõ ràng về trái phiếu xanh. Tương tự, các công ty phát hành Ấn Độ đã tăng trưởng mạnh để đạt được các mục tiêu dành cho năng lượng tái tạo đầy tham vọng do chính phủ hiện tại đặt ra.

Thêm một yếu tố khích lệ nữa là sự pha trộn của các công ty phát hành trái phiếu xanh tiếp tục phát triển đa dạng hơn. Ngoài các tổ chức phát hành hiện tại, các tổ chức phát triển then chốt như Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Châu Âu, Tập đoàn Tài chính Quốc tế và Ngân hàng Thế giới, đã tiếp tục khai thác thị trường vào năm ngoái. Điều thú vị là năm 2016 cũng chứng kiến ​​những trái chủ mới tại các thị trường phát triển như Apple, Toyota, Hyundai, Iberdrola và cả các nền kinh tế đang nổi như Hero Future Energies và Axis Bank từ Ấn Độ, Ngân hàng Công nghiệp Trung Quốc, Ngân hàng Thanh Đảo và Tân Cương Goldwind từ Trung Quốc, Bancolombia Columbia, và vô số các trái chủ khác. Xu hướng này làm thể hiện sự chấp nhận của thị trường đối với các tổ chức phát hành trái phiếu xanh.

Sự phát triển trong các thị trường Asean

So với phần còn lại của châu Á, tăng trưởng về trái phiếu xanh ở ASEAN đã chậm lại. Tuy nhiên, Diễn đàn thị trường vốn của Asean đã cùng nhau thúc đẩy thị trường này cho cả khu vực. Các nhà quản lý của khu vực công nhận tầm quan trọng của tài chính xanh trong việc hỗ trợ tăng trưởng bền vững ở khu vực Asean và lượng vốn đầu tư toàn cầu vào lĩnh vực này ngày càng tăng. Điều này giúp tăng cường thu hút đầu tư vào ASEAN, với các trái phiếu xanh là một trong số đó. Việc này cũng đáp ứng mục tiêu kép của việc thúc đẩy tăng trưởng xanh và làm cho thị trường ASEAN trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư.

Các nền kinh tế ASEAN đang trong giai đoạn chuyển tiếp khác nhau để trở thành một nền kinh tế ít cácbon. Mặc dù vậy, trong khu vực vẫn chưa có các tài sản xanh cụ thể. Trên thực tế, các tài sản xanh từ các tòa nhà xanh và năng lượng tái tạo cho tới đầu tư vào xử lý nước, quản lý chất thải và bảo tồn rừng, tất cả tạo thành nền tảng phát hành trái phiếu xanh. Điều có thể đóng vai trò là một chất xúc tác để khuyến khích sự phát triển của trái phiếu xanh ở ASEAN là sự tham gia của các doanh nghiệp và ngân hàng trong chương trình hội thảo về các bon thấp, trong đó tham gia tài trợ xanh có thể được coi là một sự kết hợp với các mục tiêu quốc gia.

Những gì đang ở phía trước

Chúng tôi hy vọng năm 2017 sẽ là một năm thú vị cho trái phiếu xanh trên toàn cầu, với các nhà quan sát thị trường kỳ vọng khối lượng phát hành lên tới 100 tỷ USD.

Hội nghị (COP22) tại Marrakech vào tháng 11 năm ngoái cho thấy rằng các nước đang liên kết các kế hoạch về trái phiếu xanh với các kế hoạch quốc gia về thay đổi khí hậu. Ba Lan trở thành chính phủ đầu tiên phát hành trái phiếu xanh vào tháng 12 năm ngoái; Pháp công bố các ý định phát hành một trái phiếu xanh trị giá nhiều tỷ euro vào tháng 4; Và Thụy Điển đang tìm cách thúc đẩy thị trường trái phiếu xanh. Các nước đang phát triển, như Nigeria, cũng đang trong giai đoạn thảo luận đầu tiên nhằm tăng cường tài chính xanh với nguồn tài chính cho các dự án năng lượng mặt trời, giao thông và lâm nghiệp.

Khi trái phiếu xanh trở thành xu hướng chủ đạo, chúng ta cũng có thể kỳ vọng sự đổi mới sẽ là một phần của năm 2017 như năm 2016. Năm ngoái, chúng ta đã lần đầu tiên thấy Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đầu tư vào trái phiếu xanh và cũng lần đâu tiền thấy trái phiếu Masala của Ngân hàng Ấn độ NTPC được phát hành .

Khi phần còn lại của thế giới tiếp tục phát triển tài chính xanh, chúng tôi hy vọng rằng các thị trường ở ASEAN cũng sẽ sớm đi theo hướng này.

HENRIK RABER là Giám đốc toàn cầu, Thị trường Vốn, Ngân hàng Standard Chartered

http://www.nationmultimedia.com/news/business/EconomyAndTourism/30310071

Related Post

0 Comments