DIOXIN:  NGUỒN GỐC, XUẤT XỨ  ĐÁNH GIÁ ĐỘC HẠI

Nội dung chính

Hóa chất khó phân hủy, tích lũy sinh học và độc hại (PBTs) là những chất có thể tích tụ đến mức có thể gây hại cho sức khỏe con người và hệ sinh thái. Những chất gây ô nhiễm này có thể di chuyển rất xa trong khí quyển và có thể di chuyển dễ dàng từ đất sang không khí và nước. Sự tích tụ của các hóa chất như vậy trong các sinh vật từ môi trường xung quanh thông qua hấp thụ, tiêu hóa và hít phải có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Dioxin được hình thành như một sản phẩm phụ của nhiều quá trình công nghiệp liên quan đến clo như đốt chất thải, sản xuất hóa chất và thuốc trừ sâu, xử lý vật liệu độc hại, tẩy trắng giấy và bột giấy. Khả năng gây rủi ro cho sức khỏe do các hoạt động khiến ung thư phát triển, điều hòa miễn dịch và gây quái thai của dioxin ở động vật gặm nhấm đã làm dấy lên lo ngại về sự hiện diện của chất này trong chuỗi thức ăn của con người. Cần chú trọng quan tâm đến các nguồn phát thải dioxin và các biện pháp giảm thiểu nguồn phát thải đó. Nguồn gốc, xuất xứ và đánh giá độc tính của dioxin được trình bày cùng với 3 nghiên cứu điển hình dưới đây.

Mở đầu

Thuật ngữ dioxin dùng để chỉ một nhóm các hợp chất hóa học có cấu trúc và đặc điểm sinh học giống nhau nhất định. Dioxin là tên gọi chung của 2,3,7,8-tetrachlorodibenzo-para-dioxin (TCDD) nhưng cũng là tên cho polychlorinated dibenzo-para-dioxins (PCDD) cả về mặt cấu trúc và hóa học, dibenzofurans (PCDF) và polychlorinated biphenyls (PCB). Có 75 đồng phân và đồng loại PCDD, 135 PCDF và 209 PCB. 7 PCDD và 10 PCDF có sự thay thế ở các vị trí 2,3,7 và 8 được coi là độc hại và 11 PCB có độc tính giống như dioxin. Các hợp chất Dioxin không được tạo ra một cách cố ý mà được hình thành một cách vô tình do các hoạt động của con người và tự nhiên. Các hoạt động này bao gồm đốt và thiêu hủy, cháy rừng, tẩy trắng bột giấy và giấy bằng clo, một số hình thức sản xuất và chế biến hóa chất và các quy trình công nghiệp khác. Có nhiều dạng dioxin tồn tại. 2,3,7,8-tetra-chlorodibenzo-p-dioxin (2,3,7,8-TCDD) được coi là dạng độc nhất. Nó cũng là dạng được nghiên cứu nhiều nhất. Nồng độ độc tương đương (Toxic Equivalents – TEQs) được sử dụng để mô tả độc tính của 16 dạng khác liên quan đến 2,3,7,8-TCDD. Hóa chất khó phân hủy, tích lũy sinh học và độc hại (PBTs) là những chất có thể tích tụ đến mức có thể gây hại cho sức khỏe con người và hệ sinh thái. Những chất gây ô nhiễm này có thể di chuyển rất xa trong khí quyển và có thể di chuyển dễ dàng từ đất sang không khí và nước. Tích tụ sinh học là sự tích tụ các chất hóa học trong các sinh vật từ môi trường xung quanh thông qua việc hấp thụ, ăn uống và hít thở. Dioxin hòa tan dễ dàng hơn hoặc dễ tích tụ hơn ở các hợp chất béo hoặc dầu hơn là ở nước. Do đó, chúng phổ biến ở động vật có mỡ, đất bùn và trầm tích hơn là ở trong nước. Đối với các loài động vật hoang dã khác cũng vậy. Cách Dioxin hoạt động đưa nó lên đầu chuỗi thức ăn. Dioxin là thành phần độc hại chính của chất độc da cam, được tìm thấy tại Love Canal ở Niagara Falls, NY và là nguyên nhân cho các đợt sơ tán tại Times Beach, MO và Seveso, Ý (Bảng 1).

Nguồn gốc và xuất xứ của dioxin

Phần lớn chất độc dioxin có nguồn gốc từ quá trình sử dụng clo trong công nghiệp, đốt rác thải đô thị và sản xuất thuốc diệt cỏ. Độc tính của các chất dioxin và hóa chất khác, như chất PCBs – chất hoạt động giống dioxin, được đo lường thông qua TCDD. Dioxin được hình thành như một sản phẩm phụ một cách không chủ ý của nhiều quy trình công nghiệp liên quan đến clo như đốt chất thải, sản xuất hóa chất và thuốc trừ sâu, tẩy trắng bột giấy và giấy. Dioxin được hình thành bằng cách đốt cháy các hợp chất hóa học gốc clo với hydrocacbon. Nguồn gốc chính của dioxin trong môi trường đến từ các nhiều loại lò đốt chất thải khác nhau và từ các thùng đốt rác. Ô nhiễm dioxin cũng bắt nguồn từ các nhà máy giấy sử dụng chất tẩy trắng bằng clo trong quy trình, sản xuất nhựa Polyvinyl Clorua (PVC) và sản xuất một số hóa chất khử trùng bằng clo như nhiều loại thuốc trừ sâu. Dioxin tồn tại trong chế độ ăn uống của chúng ta. Vì dioxin hòa tan trong chất béo nên nó tích tụ sinh học, có mặt trong chuỗi thức ăn. Một người Bắc Mỹ ăn theo chế độ ăn đặc trưng của Bắc Mỹ sẽ phơi nhiễm với dioxin từ thịt và các sản phẩm từ sữa là 93% (23% là từ sữa và bơ; các nguồn phơi nhiễm lớn khác là thịt bò, cá, thịt lợn, thịt gia cầm và trứng). Trong cá, các chất độc này tích tụ sinh học trong chuỗi thức ăn làm cho hàm lượng dioxin trong cá cao gấp 100.000 lần trong môi trường xung quanh. Dioxin được thải ra từ các nhà máy giấy, các lò luyện kim loại, các nhà máy hóa chất, các nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu và từ tất cả các lò đốt.

Sự hình thành Dioxin trong lò nung xi măng

Thời gian dài và nhiệt độ cao trong lò nung xi măng tạo ra  lượng PCDD/FS rất thấp so với lò đốt chất thải đô thị. Trên thực tế, PCDD/FS và các thành phần khác của chất thải nguy hại thực sự có thể bị phá hủy đúng cách trong lò nung xi măng nếu được thêm trực tiếp vào lò đốt. Phần lớn các nghiên cứu về sự hình thành dioxin trong lò nung xi măng cho thấy rằng các hợp chất này chủ yếu được hình thành ở các quy trình có nhiệt độ thấp hơn, bao gồm khu vực gia nhiệt (vùng màu đỏ) và khu vực sau khi gia nhiệt (vùng màu xanh). Sự phá hủy chất thải nguy hại trong lò nung xi măng, bao gồm cả hydrocarbon clo hóa đã được phân tích bởi nhiều nhà nghiên cứu và cho thấy hiệu quả phá hủy đạt hơn 99,99%. Do nhiệt độ cao trong lò nung xi măng, tất cả các chất hữu cơ đều bị phá hủy, do đó sự hình thành Dioxin trong Lò nung xi măng có thể được quy cho khu vực làm nóng trước và khu vực sau khi làm nóng. Trong khu vực gia nhiệt (màu đỏ), nguyên liệu thô được cho vào, làm nóng với khí nóng đến từ lò quay và quá trình canxi hóa xảy ra ở khu vực này. Nhiệt độ trong khu vực này thay đổi từ khoảng 250-850°C với phần dưới của khu vực gia nhiệt ở nhiệt độ cao hơn và phần trên ở nhiệt độ thấp hơn. Nguyên liệu thô có thể tạo thành nhiều bề mặt hạt, tạo điều kiện cho xúc tác bề mặt hình thành nên PCDD/Fs. Đồng thời, phần dưới của khu vực gia nhiệt có thể tạo điều kiện cho sự hình thành pha khí đồng nhất và phần trên có thể tham gia vào sự hình thành không đồng nhất của Dioxins. Các vật liệu hữu cơ có trong nguyên liệu thô, bay hơi trong khu vực gia nhiệt và xuất hiện trong dòng khí. Thông thường, có đủ clo trong nguyên liệu thô để duy trì các phản ứng hình thành của các hợp chất hữu cơ clo (chlorophenols, chlorobenzene, v.v.) cần thiết cho sự hình thành PCDD/Fs. Khí thô (khí lò nung), có thể chứa dư lượng carbon và lắng đọng trên bề mặt của các bức tường của các thiết bị kiểm soát ô nhiễm không khí (APCD) (vùng màu xanh). Nhiệt độ và nồng độ oxy cũng có thể là nguyên nhân cho sự hình thành dioxin trong APCD. APCD như bộ lọc bụi tĩnh điện (ESP) được sử dụng trong ngành công nghiệp xi măng để loại bỏ vật chất hạt khỏi khí thải. Vật chất hạt này có thể hấp phụ một số dioxin trên bề mặt của chúng.

Trong các lò gia nhiệt hiện đại, phát thải thấp hơn do nhiệt độ của APCD thấp hơn. Khí thô từ lò quay đi qua thiết bị gia nhiệt sau đó qua máy sấy nghiền thô để làm nóng nguyên liệu thô, đi vào APCD và sau đó tích tụ. Cách hoạt động này làm giảm nhiệt độ khí nóng và tăng khả năng hấp phụ PCDD/Fs trong APCD. Do nhiệt độ thấp hơn và sự hấp phụ của PCDD/Fs, dioxin được phát hiện trong khí có nồng độ thấp. Mặt khác, một số nghiên cứu cho thấy có nhiều trường hợp hình thành dioxin trong APCD, do sự hấp phụ của các cấu trúc cacbon và nhiệt độ 250-350°C.
Karstensen và cộng sự, đã xác định các nguồn chính sau đây gây phát thải dioxin trong các lò nung xi măng:

  1. Nguyên liệu thô, chứa PCDD/Fs tự nhiên
  2. PCDD/Fs được hình thành trong khu vực gia nhiệt
  • PCDD/Fs liên quan đến bụi xi măng (BXM), có nguồn gốc từ ESP.

BXM có chứa dioxin hấp phụ, được thu gom và đưa lại vào quy trình cùng với nguyên liệu thô. Karstensen và cộng sự, đã cho rằng rằng có 1 khu vực giữa ESP và khu vực gia nhiệt nơi PCDD/Fs được tạo ra và tồn tại ở dạng khí cũng như dạng hấp phụ. Một khi dioxin được tạo ra, chúng sẽ luân chuyển giữa dạng khí và dạng hạt bị hấp phụ. Do đó, trong công nghiệp xi măng, sự hình thành dioxin có thể là do dioxin đã có sẵn trong nguyên liêu thô và sự kết hợp của cơ chế đồng nhất và không đồng nhất trong khu vực gia nhiệt và sau đốt dẫn đến sự hình thành PCDD/Fs là đáng kể. Tính đồng đẳng hoặc đồng phân của dioxin trong mỗi nhóm đồng đẳng có thể được sử dụng để xác định các nguồn chính và cách hình thành, chịu trách nhiệm cho sự hình thành dioxin trong một trường hợp cụ thể. Tính đồng đẳng cung cấp thông tin về tỷ lệ tương đối của các hợp chất monoclo hóa và được mô tả đơn giản bằng một con số cho biết mức độ clo hóa trung bình. Mức độ clo hóa thay đổi giữa mức 1 và 8, trong đó mức đô 8 thể hiện PCDD hoặc PCDF là OCDD hoặc OCDF. Một số nghiên cứu cho thấy rằng tính đồng đẳng sẽ khác nếu có những thay đổi về thành phần nhiên liệu và điều kiện đốt cháy.

Dioxin và sức khỏe

Khả năng gây rủi ro cho sức khỏe do các hoạt động gây ung thư, điều hòa miễn dịch và gây quái thai của dioxin ở động vật gặm nhấm đã làm dấy lên lo ngại về sự hiện diện của chúng trong chuỗi thức ăn của con người. Tính ưa béo của dioxin dẫn đến nồng độ dioxin cao hơn trong chất béo của các sản phẩm động vật và cá và sự bài tiết của chúng qua sữa ở bò sữa có thể dẫn đến nồng độ ô nhiễm dioxin tương đối cao trong các sản phẩm sữa giàu chất béo. Ô nhiễm bề mặt của thực vật và đất do sự tích tụ khí thải trong khí quyển cũng có thể là nguyên nhân trực tiếp khiến vật nuôi hấp thụ cả dioxin và do đó trở thành nguồn gián tiếp dẫn dioxin đến con người. Mặc dù có nhiều nghiên cứu dịch tễ học, vẫn chưa được xác định một cách chắc chắn dioxin là một vấn đề đối với con người. Một số biện pháp quản lý nhất định như cắt giảm chất béo từ thịt, tiêu thụ các sản phẩm từ sữa ít béo và đơn giản hơn là nấu thức ăn có thể làm giảm đáng kể mức độ tiếp xúc với các hợp chất dioxin. Báo cáo của EPA khẳng định rằng dioxin là một nguy cơ gây ung thư cho con người. Năm 1997, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC), thuộc Tổ chức Y tế Thế giới, đã phát hành nghiên cứu của họ về dioxin và furan và công bố vào ngày 14 tháng 2 năm 1997 rằng dioxin độc nhất, 2,3,7,8- TCDD, được coi là tác nhân gây ung thư Nhóm 1, đồng nghĩa với việc dioxin là tác nhân gây ung thư ở người. Ngoài ung thư, tiếp xúc với dioxin cũng có thể gây ra các tác động nghiêm trọng về sinh sản và phát triển ở mức thấp hơn 100 lần so với các tác động gây ung thư của nó. Dioxin nổi tiếng với khả năng phá hủy hệ thống miễn dịch và can thiệp vào hệ thống nội tiết tố. Tiếp xúc với dioxin gây ra các dị tật bẩm sinh, không có khả năng mang thai, giảm khả năng sinh sản, giảm số lượng tinh trùng, lạc nội mạc tử cung, tiểu đường, khuyết tật học tập, ức chế hệ thống miễn dịch, các vấn đề về phổi, rối loạn da, giảm mức testosterone và nhiều hơn nữa.

 

Một tỷ lệ rất lớn dioxin bắt nguồn từ con người. Dioxin bắt đầu tích tụ trong môi trường vào khoảng năm 1900 khi người sáng lập Dow Chemical (Midland, Michigan) phát minh ra cách tách muối ăn thành các nguyên tử natri và clo, từ đó lần đầu tiên tạo ra được một lượng lớn clo tự do. Dioxin độc hại đối với con người theo nhiều cách và con người nói chung không được bảo vệ đầy đủ khỏi các tác động xấu với một mức an toàn nhất định. Chloracne là căn bệnh đầu tiên liên quan đến tiếp xúc với dioxin, được mô tả lần đầu tiên vào năm 1897. Bệnh trứng cá do clo xuất hiện như một tai nạn nghề nghiệp vào những năm 1930 ở những công nhân sản xuất thuốc trừ sâu và những công nhân sản xuất hóa chất công nghiệp có tên là PCB (polychlorinated biphenyls). Tuy nhiên, dioxin vẫn chưa được xác định là nguyên nhân gây ra bệnh trứng cá do clo cho đến khoảng năm 1960. (Dioxin là chất gây ô nhiễm không mong muốn của thuốc trừ sâu và PCBs.) Bệnh trứng cá do clo tạo ra các vết loét trên da, mụn nang và mụn mủ giống như mụn trứng cá rất nặng ở tuổi thiếu niên; ngoại trừ việc các vết loét và mụn có thể xuất hiện khắp cơ thể và trong trường hợp nghiêm trọng có thể kéo dài nhiều năm.
Cơ thể nam giới không có cách nào để loại bỏ dioxin ngoài việc để nó phân hủy theo chu kỳ bán rãrã của nó. Mặt khác, có hai cách để nó có thể thoát ra khỏi cơ thể nữ giới:

  1. Đi qua nhau thai vào trẻ sơ sinh;
  2. Nó có trong chất béo ở sữa mẹ  đây cũng là một con đường tiếp xúc vớivới trẻ sơ sinh, làm cho việc cho con bú đối với các bà mẹ không ăn thuần chay hoặc không ăn chay khá nguy hiểm (Hình 1).

Hình 1 Đánh giá lại Dioxin bởi EPA

TEQ đo Nồng độ độc tương đương của Dioxin, được tính bằng cách xem xét tất cả các chất độc dioxin và furan và đo chúng theo dạng độc nhất của dioxin, 2,3,7,8-TCDD. Điều này có nghĩa là một số loại dioxin/furan có thể chỉ bằng một nửa TEQ nếu nó độc bằng một nửa 2,3,7,8-TCDD. Các nhà nghiên cứu tại National Institute of Occupational Safety and Health (NIOSH) đã phát hiện thấy giảm nồng độ testosterone (hormone nam) lưu thông trong máu của nam công nhân bị phơi nhiễm dioxin. Nồng độ hormone khác ở những người đàn ông này cũng bị ảnh hưởng. Lượng hóa chất trữ trong cơ thể có thể làm tăng bệnh tiểu đường là từ 99 đến 140ng/kg. Do đó, một người Mỹ trung bình, với lượng hóa chất trữ trong cơ thể là 13ng/kg, là hệ số 8 tính từ mức thấp nhất được cho là có thể tạo ra nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Dioxin là một chất độc cực kỳ linh hoạt và mạnh.
EPA mô tả 2,3,7,8-TCDD là tác nhân gây ung thư ở người dựa trên bằng chứng của các nghiên cứu trên động vật và con người và đặc trưng của các hợp chất tương tự dioxin khác, như chlorinated dibenzo-p-dioxins [CDDs] và chlorinated dibenzofurans [CDFs] và polychlorinated biphenyls [PCBs]; có khả năng là tác nhân gây ung thư ở người. Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ xác định việc cho rằng 2,3,7,8-TCDD có thể gây ung thư là hợp lý. Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế xác định rằng 2,3,7,8-TCDD là một tác nhân gây ung thư đã biết ở người. Những ảnh hưởng có thể xảy ra đối với sức khỏe con người liên quan đến rối loạn nội tiết có thể bao gồm ung thư vú và lạc nội mạc tử cung ở phụ nữ, ung thư tinh hoàn và tuyến tiền liệt ở nam giới, phát triển bất thường về giới tính, giảm khả năng sinh sản của nam giới, thay đổi chức năng tuyến yên và tuyến giáp, ức chế miễn dịch và ảnh hưởng đến hành vi thần kinh. Mặc dù các dị tật bẩm sinh đã được quan sát ở động vật (động vật đang phát triển đặc biệt nhạy cảm) bị phơi nhiễm với 2,3,7,8-TCDD ở mức cao hơn mức cơ bản, nhưng các dị tật bẩm sinh ở người do tiếp xúc với dioxin hiện chưa thể được xác nhận.
Đánh giá độc tính Dioxin

Nghiên cứu được thực hiện bởi Latchoumycandane & Mathur16 để điều tra xem liệu điều trị bằng vitamin E có bảo vệ tinh hoàn của chuột khỏi mất cân bằng oxy hóa gây ra bởi 2,3,7,8-tetrachlorodibenzo-p-dioxin (TCDD) hay không. Chuột đực thuộc dòng Wistar được tiêm TCDD với liều 1, 10 và 100ng/kg thể trọng mỗi ngày trong 45 ngày. Các nhóm động vật khác được sử dụng đồng thời TCDD (1, 10 và 100ng/kg mỗi ngày) và vitamin E (20mg/kg thể trọng mỗi ngày) trong 45 ngày. Động vật được sử dụng TCDD và những động vật được sử dụng đồng thời TCDD và vitamin E không cho thấy bất kỳ sự thay đổi đáng kể nào về trọng lượng cơ thể. Sử dụng TCDD làm giảm trọng lượng của tinh hoàn, mào tinh hoàn, túi tinh và tuyến tiền liệt ở bụng. Sản lượng tinh trùng hàng ngày giảm ở những động vật được sử dụng TCDD từ giá trị kiểm soát 22,19 +/- 2,67 xuống 13,10 +/- 3,16 x 106. Có sự suy giảm đáng kể trong các hoạt động của superoxide dismutase, catalase, glutathionereductase và glutathione peroxidase khi đồng thời tăng mức độ hydrogen peroxide và lipid peroxidation. Sử dụng đồng thời TCDD và vitamin E không cho thấy bất kỳ thay đổi đáng kể nào về trọng lượng của tinh hoàn, mào tinh hoàn, túi tinh và tuyến tiền liệt ở bụng. Việc sản xuất tinh trùng hàng ngày không thay đổi ở những động vật được sử dụng đồng thời TCDD và vitamin E. Các kết quả này cho thấy TCDD gây ra mất cân bằng oxy hóa ở tinh hoàn và vitamin E có thể mang lại tác dụng bảo vệ chống lại mất cân bằng oxy hóa do TCDD gây ra.

Độc tính của TCDD được trung gian bằng cách kích hoạt thụ thể aryl hydrocacbon (AhR), một thụ thể “mồ côi” thuộc họ xoắn Per-ARNT-Sim cơ bản của các yếu tố phiên mã. TCDD và các hóa chất liên quan liên kết với AhR với ái lực cao, dẫn đến sự chuyển vị của nó vào hạt nhân và đồng phân hóa với chất chuyển vị hạt nhân AhR (ARNT). Sau đó, hợp chất dị vòng này liên kết với các phần tử phản ứng dioxin trong các chất hoạt động của các gen mục tiêu và điều chỉnh sự biểu hiện phiên mã của chúng. Những con chuột trong đó AhR đã bị xóa về mặt di truyền không biểu hiện bất kỳ phản ứng độc hại công khai nào thường được quan sát thấy sau khi phơi nhiễm TCDD, 19‒24 chứng tỏ rằng sự hoạt hóa AhR được yêu cầu để làm trung gian cho độc tính của TCDD.
CÁC NGHIÊN CỨU VỀ DIOXIN

Case 1: Bãi rác tại Sachin, Surat (Gujarat)

Chất thải nguy hại có thể gây hại cho sức khỏe con người và cuộc sống hàng ngày của con người. Các thành phần của chất thải nguy hại có thể gây ung thư, quái thai, ăn mòn, dễ cháy, nổ và/hoặc giải phóng khói độc. Các ngành công nghiệp/chính phủ cần các giải pháp khả thi và bền vững về mặt kỹ thuật để quản lý chất thải nguy hại. Gujarat Enviro Protection and Infrastructure Limited đã thành lập Integrated Common Hazardous Waste Management Facility để xử lý, lưu trữ và tiêu hủy Chất thải nguy hại do cụm Công nghiệp ở vùng Surat thải ra. GEPIL đã được thành lập vào năm 1999.

Dioxin được giải phóng trong quá trình xử lý hóa chất độc hại. Để giải quyết vấn đề đó, một số tổ chức phi chính phủ đã thảo luận với bên ủng hộ về việc thải khí độc ra khỏi đơn vị và bên ủng hộ đảm bảo xử lý khí thoát ra. Vào ngày 17 tháng 1 năm 2012, hàng nghìn người từ hơn 30 ngôi làng của huyện Surat đã tổ chức một cuộc biểu tình ở Sach để yêu cầu đóng cửa Gujarat Environment Protection Infrastructure Limited (GEPIL). Dân làng phản đối việc hoạt động kém hiệu quả của công ty trong việc đốt và xử lý hàng tấn chất thải nguy hại nhận được từ các khu công nghiệp ở Ankleshwar và Vapi. Người ta cáo buộc rằng lò đốt của công ty chưa bao giờ hoạt động bình thường và chất thải độc hại đã được thải ra biển thông qua Unnkhadi hoàn toàn không được xử lý. Tòa án của chánh án, Surat, đã ban hành lệnh triệu tập giám đốc điều hành và 8 giám đốc của GEPIL dựa trên đơn kiện trong đó họ bị cáo buộc xả chất thải độc hại trái phép. Các giám đốc đã được yêu cầu trình diện trước tòa án vào ngày 23 tháng 3 năm 2012. Đơn kiện đã được đệ trình bởi viên chức khu vực của Ban Kiểm soát Ô nhiễm Gujarat (GPCB) (Surat), ông A.G. Patel. Theo đơn khiếu nại, GEPIL từng xả chất thải nhà máy chưa qua xử lý trực tiếp vào dây chuyền chính của Nhà máy Xử lý Nước thải Chung (CETP) tại Sachin GIDC, nơi xả nước ô nhiễm ra con lạch Unn. Trước đó, GPCB đã đưa ra thông báo đóng cửa tạm thời đối với công ty sau khi người dân từ 32 ngôi làng bị ảnh hưởng tham gia một cuộc biểu tình chống lại GEPIL.

Case 2: Đề xuất TSDF tại Sachin, Surat (Gujarat)

Thakorji Enviro Techno Pvt. Ltd. đã đề xuất một Cơ sở đốt rác chung với lò hơi thu hồi nhiệt thải trên diện tích 5600m2 tại GIDC Sachin, Dist. Surat, Gujarat để xử lý và tiêu hủy chất thải hóa học (rắn và nước) được tạo ra từ các khu công nghiệp khác nhau trong và xung quanh khu vực. Vốn đầu tư là 34,25 triệu rupee cho Lò đốt (2 tấn/giờ), Lò hơi thu hồi nhiệt thải (8 tấn/giờ) và cơ sở trộn chất thải để đồng xử lý (500 tấn/tháng) cách Làng Sonari 1,9 km về hướng Bắc. Để xây dựng cơ sở này, việc giải phóng mặt bằng là yêu cầu bắt buộc và ĐTM đã được hoàn thành bở NABET. Theo quy định đối với Thông báo ĐTM năm 2006, Tham vấn cộng đồng là bắt buộc  bởi Ban Kiểm soát Ô nhiễm Nhà nước, do đó dự thảo ĐTM đã được trình lên SPCB vào tháng 3 năm 2014. Tham vấn cộng đồng đề cập đến quá trình mà theo đó mối quan tâm của những người bị ảnh hưởng ở địa phương và những người khác có liên quan đến tác động môi trường của dự án hoặc các hoạt động được xác định chắc chắn nhằm tính đến tất cả các vấn đề của dự án hoặc hoạt động. Khi Đánh giá tác động môi trường và Chương trình quan trắc môi trường được công bố rộng rãi đối với cơ sở đốt rác ở Sachin GIDC, tổ chức phi chính phủ và dân làng đều phản đối. Họ đã phản đối người đề xuất và gửi đơn lên Cơ quan phụ trách và các cơ quan chức năng phản đối việc phát triển dự án do chất độc dioxin. Vào ngày cuộc điều trần công khai được tiến hành, các làng đến với Gậy Lathi và gây rắc rối cho những người tổ chức; điều này đã làm cho Cơ quan phụ trách hoãn cuộc tham vấn cộng đồng lại cho đến khi có bước tiếp theo. Dự án sẽ không được khởi động cho đến năm 2018.

Case-3: TSDF tại Lothal (Gujarat)

Dịch vụ quản lý chất thải công nghiệp (IWMS) đã đề xuất một Cơ sở chôn lấp và đốt rác tích hợp chung trên diện tích 2.26.089m2 tại làng Saragvala ở vùng Dholka của Gujarat để xử lý và tiêu hủy chất thải công nghiệp  nguy hại được thải ra từ các khu công nghiệp khác nhau nằm trong và xung quanh Ahmedabad và Trung tâm Gujarat. Vị trí dự án nằm ở Vĩ độ 22°30’17,05 ”N và Kinh độ 72°16’31,08” E. Vốn đầu tư là 146.450 triệu rupee cho bãi chôn lấp (2 bãi với công suất 15,00,000 tấn) và lò đốt (5 tấn/giờ với đốt chất thải lỏng/rắn) gần Bảo tàng Khảo cổ học Lothal, cách 3km về phía Tây Bắc. Để xây dựng cơ sở này, việc giải phóng mặt bằng là yêu cầu bắt buộc và ĐTM đã được hoàn thành bởi NABET. Theo quy định về Thông báo ĐTM năm 2006, Tham vấn cộng đồng bắt buộc phải tiến hành tại mặt bằng bởi Ban Kiểm soát Ô nhiễm Nhà nước, do đó dự thảo ĐTM đã được trình lên SPCB vào tháng 11 năm 2016. Khi Đánh giá tác động môi trường và Chương trình quan trắc môi trường được công bố rộng rãi đối với cơ sở đốt rác ở Sachin GIDC, tổ chức phi chính phủ và dân làng đều phản đối. Họ đã phản đối người đề xuất và gửi đơn lên Cơ quan phụ trách và các cơ quan chức năng phản đối việc phát triển dự án do chất độc dioxin. Vào ngày cuộc điều trần công khai được tiến hành, các làng đến với Gậy Lathi và gây rắc rối cho những người tổ chức; điều này đã làm cho Cơ quan phụ trách hoãn cuộc tham vấn cộng đồng lại cho đến khi có bước tiếp theo. Dự án sẽ không được khởi động cho đến năm 2018.

 

Kết luận

Dioxin là một nhóm các hợp chất liên quan đến hóa học, là chất gây ô nhiễm môi trường khó phân hủy. Do tính phổ biến của dioxin, tất cả mọi người đều đã từng tiếp xúc, điều này được cho là không ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, do tiềm năng độc hại cao, cần phải thực hiện các nỗ lực để giảm tiếp xúc với dioxin. Mặc dù sự hình thành dioxin là trong vùng, nhưng sự tác động về môi trường là vấn đề toàn cầu. Dioxin được tìm thấy trong môi trường trên khắp thế giới. Hàm lượng cao nhất của các hợp chất này được tìm thấy trong một số loại đất, trầm tích và thực phẩm, đặc biệt là các sản phẩm từ sữa, thịt, cá và động vật có vỏ. Hàm lượng rất thấp được tìm thấy trong thực vật, nước và không khí. Con người tiếp xúc trong thời gian ngắn với hàm lượng dioxin cao có thể dẫn đến tổn thương da, chẳng hạn như chloracne và sạm da loang lổ, và thay đổi chức năng gan. Tiếp xúc lâu dài có dẫn đến suy giảm hệ thống miễn dịch, hệ thần kinh đang phát triển, hệ thống nội tiết và chức năng sinh sản. Đốt đúng cách vật liệu ô nhiễm là phương pháp tốt nhất hiện có để ngăn ngừa và kiểm soát tiếp xúc với dioxin. Nó cũng có thể phá hủy dầu thải gốc PCB. Quá trình đốt rác đòi hỏi nhiệt độ cao, trên 850°C. Để tiêu hủy một lượng lớn vật liệu bị ô nhiễm, cần phải có nhiệt độ cao hơn như 1000°C hoặc hơn. Cần khẩn cấp xử lý việc giải phóng khí độc từ các cơ sở xử lý chất thải nguy hại và giám sát trực tuyến Dioxin trong các cơ sở hóa chất.

Bảng 1. Thuật ngữ các chất tương tự dioxin (Nguồn: Source: EPA, 1989)

 

Thuật ngữ/Ký hiệu Định nghĩa
Đồng loại Thành viên của nhóm các nguyên tố trong cùng một nhóm bảng tuần hoàn, ví dụ có 75 đồng loại của chlorinated dibenzo-p-dioxins.
Đồng đẳng Nhóm các hóa chất có cấu trúc liên quan có cùng mức độ clo hóa. Ví dụ, có tám đồng đẳng của CDD, được đơn hóa qua octochlorinated.
Đồng phân Các chất thuộc cùng một lớp đồng đẳng. Ví dụ, có 22 đồng phân tạo thành các đồng đẳng của TCDDs.
Đồng loại cụ thể Được biểu thị bằng ký hiệu hóa học duy nhất. Ví dụ, 2,4,8,9-tetrachlorodibenzofuran là 2,4,8,9-TCDF.
D Ký hiệu cho nhóm đồng đẳng: dibenzo-p-dioxin
F Ký hiệu cho nhóm đồng đẳng: dibenzofuran
M Ký hiệu cho 1, ví dụ 1 sự thay thế  halogen
D Ký hiệu cho 2, ví dụ 2 sự thay thế  halogen
Tr Ký hiệu cho 3, ví dụ 3 sự thay thế  halogen
T Ký hiệu cho 4, ví dụ 4  sự thay thế  halogen
Pe Ký hiệu cho 5, ví dụ 5 sự thay thế  halogen
Hx Ký hiệu cho 6, ví dụ 6  sự thay thế  halogen
Hp Ký hiệu cho 7, ví dụ 7 sự thay thế  halogen
O Ký hiệu cho 8, ví dụ 8 sự thay thế  halogen
CDD Dibenzo-p-dioxin được clo hóa, halogen được thay thế ở bất kỳ vị trí nào
CDF Dibenzofurans clo hóa, halogen được thay thế ở bất kỳ vị trí nào
PCB Polychlorinated biphenyls

 

Nguồn:

https://medcraveonline.com/BIJ/dioxins-source-origin-and-toxicity-assessment.html#:~:text=relation%20to%20TCDD.-,Dioxin%20is%20formed%20as%20an%20unintentional%20by%2Dproduct%20of%20many,based%20chemical%20compounds%20with%20hydrocarbons.