Bảo vệ môi trường – trách nhiệm của cộng đồng

Môi trường bao gồm tất cả các yếu tố vô sinh và hữu sinh có tác động, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe, đời sống của con người. Môi trường cung cấp cho ta không gian để sống, cung cấp nguồn tài nguyên để sản xuất và là nơi chứa đựng chất thải.

Môi trường đang là vấn đề nóng của toàn nhân loại. Khí hậu ngày càng trở nên khắc nghiệt và khó dự báo hơn, mưa bão lũ quét thất thường, suy thoái đất, nước, suy giảm nguồn tài nguyên rừng, ô nhiễm môi trường xảy ra trên diện rộng.

Con người đã tác động quá nhiều đến môi trường, khai thác đến mức cạn kiệt nguồn tài nguyên, thải ra nhiều chất độc làm cho môi trường không có khả năng tự phân hủy. Những nhà máy đang ngày đêm thải khói bụi vào không khí, những dòng sông chết, những ngọn đồi trọc, những mảnh đất đang bị sa mạc hóa tất cả đang biến môi trường sống của chúng ta bị suy giảm trầm trọng.

Ô nhiễm môi trường là vấn đề được người dân rất quan tâm và quan trọng hơn là làm sao để mọi người cùng chính quyền các cấp, ngành chức năng chung tay giải quyết. Bảo vệ môi trường từ lâu là một thông điệp được tất cả mọi người và được cả cộng đồng hưởng ứng.

Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường ở nhiều vùng nông thôn lại đang ở mức báo động. Nhiều nơi, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang trở thành nỗi bức xúc của người dân. Nguyên nhân là do việc xử lý chất thải, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật làm cho nguồn nước, không khí nông thôn bị ô nhiễm trầm trọng do đó người dân ở các vùng nông thôn thường xuyên phải đối mặt với nhiều dịch bệnh nguy hiểm.

Thực tế cho thấy, việc thu gom và xử lý rác thải khu vực nông thôn ở nhiều khu vực còn rất hạn chế (chỉ đạt khoảng 70%), dẫn tới tình trạng rác thải bị tồn đọng nhiều tại các điểm đổ rác, không vận chuyển để xử lý kịp thời, gây mất mỹ quan và gây ô nhiễm môi trường sinh thái nông thôn.

Nhiều địa phương xảy ra hiện tượng tận dụng các ao, hồ và các vùng trũng để đổ rác thải, hình thành các hố chôn lấp rác tự phát, không đảm bảo quy trình kỹ thuật, làm ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm của địa phương. Vì vậy, bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống của chúng ta.

Chính phủ đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật bảo vệ môi trường nhằm xử lý, răn đe các tổ chức, cá nhân có hành vi làm tổn hại đến môi trường, rồi các công nghệ xử lý rác thải, phát minh khoa học ra đời nhằm giảm thiểu những những tác động đến  môi trường.

Thời điểm này tỉnh Hà Nam đã xây dựng gần 500 bãi rác tạm có quy mô cả xã hoặc thôn, xóm, 34 bãi rác tập trung, lượng rác thải trong khu dân cư được thu gom chiếm khoảng 60%. Tuy nhiên, lượng rác thải được thu gom về bãi tập trung, nhưng chưa có các biện pháp xử lý tiếp theo, đang trở nên quá tải, gây ô nhiễm môi trường ngay tại các bãi rác.

Thời gian qua, các cấp chính quyền tỉnh Hà Nam đã có nhiều cố gắng trong việc quy hoạch và tổ chức tốt việc thu gom rác thải tại các khu dân cư về bãi rác tập trung. Song phần lớn quy trình xử lý rác thải thô sơ bằng cách chôn lấp hoặc đốt, chưa được vận chuyển đến nơi xử lý rác tập trung bằng công nghệ tiên tiến.

Ðến nay, chỉ có huyện Thanh Liêm và tám xã của huyện Duy Tiên, địa phương đã dành nguồn kinh phí đáng kể cho việc vận chuyển rác từ các bãi rác tập trung về nhà máy xử lý rác thải đóng trên địa bàn huyện.

Tuy nhiên, một số bãi rác lại có vị trí đường giao thông không thuận tiện, xe vận chuyển rác của công ty cũng không thể vào thu gom rác, do vậy lượng rác được vận chuyển vào nhà máy xử lý cũng chỉ được khoảng 2/3 tổng số lượng rác thải.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam, để hạn chế ô nhiễm môi trường từ nguồn rác thải trong khu dân cư, hầu hết các địa phương trong tỉnh đã tổ chức được việc thu gom rác thải về điểm tập trung. Nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường từ nguồn rác thải trong khu dân cư, hầu hết các địa phương trong tỉnh đã tổ chức được việc thu gom rác thải về điểm tập trung.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc hiện nay, việc thu gom, xử lý rác thải của các xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh mới đạt khoảng 70%. Điều này dẫn tới tình trạng rác thải bị tồn đọng nhiều tại các điểm đổ rác, không vận chuyển để xử lý kịp thời. Việc xử lý rác thải của hầu hết các địa phương vẫn là hình thức đào hố chôn, đốt hoặc thải bừa bãi ra các sông, ao, hồ.

Trước tình trạng trên, tỉnh ta đã xây dựng thí điểm mô hình thu gom và xử lý rác thải, bước đầu triển khai tại một số địa phương đã phát huy hiệu quả, góp phần từng bước giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường nông thôn.

Năm 2013, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 27/2011/NQ-HĐND, ngày 19-12-2011 về cơ chế hỗ trợ bảo vệ môi trường nông thôn giai đoạn 2012 – 2015, trong đó hỗ trợ cho công tác thu gom, xử lý rác thải trung bình khoảng 200 triệu đồng/xã/năm. Hiện nay, mới chỉ có 2 xã, thị trấn (Đồng Cương, huyện Yên Lạc và Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên) xử lý CTRSH bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh; 3 xã, thị trấn (Tam Hồng, huyện Yên Lạc; Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường và Hương Canh, huyện Bình Xuyên) xử lý CTRSH bằng lò đốt quy mô nhỏ, còn lại hầu hết các địa phương vẫn áp dụng phương pháp chôn lấp tạm thời. Đã vậy, việc xử lý nước thải sinh hoạt, chăn nuôi ở khu dân cư mới chủ yếu qua hệ thống cống rãnh hoặc ao hồ gây ô nhiễm môi trường và bức xúc cho người dân.

Thực tế cho thấy, trong những gần đây, cùng với sự chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, hoạt động chăn nuôi trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh. Số hộ chăn nuôi với quy mô lớn không ngừng tăng lên kéo theo lượng thải ngày càng lớn. Ô nhiễm môi trường do nước thải sinh hoạt, chất thải từ hoạt động chăn nuôi đang trở thành vấn đề bức xúc cần phải quan tâm giải quyết.

Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là hiện nay các hộ chăn nuôi chủ yếu nằm trong các khu dân cư nên rất hạn chế về diện tích đất, nhất là đất dành cho các công trình xử lý chất thải. Đặc biệt là các vùng đồng bằng như Yên Lạc, Vĩnh Tường, Bình Xuyên. Hai là lượng phát thải từ hoạt động chăn nuôi rất lớn (đặc biệt là chăn nuôi gia súc), tải lượng ô nhiễm cao, trong khi đó công nghệ xử lý hiện nay vẫn chủ yếu là hầm biogas, hố ủ phân 3 ngăn…

Trước thực trạng trên, năm 2011, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 27/2011/NQ-HĐND ngày 19-11-2011 về cơ chế hỗ trợ bảo vệ môi trường nông thôn giai đoạn 2012-2015; năm 2014, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 04/2014/QĐ-UBND ngày 23-01-2014 Quy định về bảo vệ môi trường nông thôn của tỉnh.

Qua 3 năm triển khai, thực hiện các Nghị quyết bước đã từng bước khắc phục và hạn chế tối đa vấn đề ô nhiễm môi trường nông thôn, góp phần tích cực vào việc thực hiện chương trình xây dựng NTM ở các xã trong tỉnh. Theo đó, về thu gom, xử lý rác thải, tính đến hết năm 2014, đã có 110/112 xã trên địa bàn tỉnh thành lập và đưa vào hoạt động được các HTX hoặc tổ dịch vụ VSMT; 81 xã đã có bãi chôn lấp, xử lý rác thải tạm thời. Hiện nay, các Sở KH&CN; TN&MT đang tiếp tục triển khai hỗ trợ 18 lò đốt rác thải sinh hoạt quy mô cấp xã góp phần giải quyết khó khăn trong việc xử lý rác thải ở khu vực nông thôn.

Đối với tiêu thoát và xử lý nước thải, chất thải chăn nuôi, trong 3 năm qua, đã có 38 xã được hỗ trợ cải tạo, xây mới hàng trăm km rãnh tiêu thoát nước thải với kinh phí khoảng 33,45 tỷ đồng.

Toàn tỉnh đã vận động nhân dân xây dựng được hơn 30 nghìn hầm biogas, trong đó từ 2012-2014 ngân sách tỉnh đã hỗ trợ cho hơn 4.000 hộ chăn nuôi xây dựng hầm biogas với kinh phí khoảng 9,069 tỷ đồng; 14 xã được hỗ trợ công trình xử lý nước thải tập trung với kinh phí khoảng 61,1 tỷ đồng…

Related Post

0 Comments