Journal of Pollution Effects & Control
Mức phát thải Các-Bon của các lò đốt rác thành năng lượng
Năm 2015, tại Paris, các nhà lãnh đạo trên thế giới đã cùng đồng thuận về một kế hoạch tham vọng nhất nhằm đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh Thoả thuận này cũng như mục tiêu của nó nhằm giữ cho nhiệt độ toàn cầu tăng không quá 1,5 độ C, công nghệ chuyển hoá rác thành năng lượng bằng phương pháp đốt (WTE) có lúc đã được đề xuất là một giải pháp để giảm phát thải các-bon trong lĩnh vực quản lý rác thải và năng lượng. Tuy vậy, giải pháp WTE không hề có mức phát thải các-bon bằng không.
Vì sao xử lý chất thải rắn bằng phương pháp đốt không phải là lời giải cho bài toán rác thải của các thành phố?
Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp đốt thường được coi là một giải pháp “nhanh chóng” để giảm lượng chất thải gia tăng chóng mặt đồng thời giúp thu hồi năng lượng, đặc biệt là tạii các thành phố ở phía Nam bán cầu. Tuy nhiên, đốt rác là một trong những cách tiếp cận tồi tệ nhất mà các thành phố có thể áp dụng để đạt được đồng thời cả hai mục tiêu tiêu huỷ chất thải và thu hồi năng lượng. Đây là một phương pháp tốn kém, không hiệu quả và gây ra các rủi ro môi trường. Phương pháp này đẩy các thành phố rơi vào tình trạng phát thải carbon cao vì chúng yêu cầu các địa phương phải tiếp tục gia tăng lượng chất thải để cung cấp cho lò đốt, phá hoại nỗ lực giảm chất thải phát sinh hay tăng tỷ lệ tái chế. Hiện nay, tại nhiều thành phố trên khắp thế giới, cộng đồng ngày càng phản đối việc đốt rác, và phương pháp này cùng chôn lấp cũng đang bị đánh thuế khi mà người dân nhận thức được tốt hơn những tác động lớn đến môi trường và khí hậu do chúng gây ra. Bài viết này sẽ giải thích lý do tại sao đốt rác không phải là lời giải cho bài toán rác thải của các thành phố.
Municipal Solid Waste Management and Adverse Health Outcomes: A Systematic Review
Municipal solid waste (MSW) can pose a threat to public health if it is not safely managed. Despite prior research, uncertainties remain and refurbished evidence is needed along with new approaches. We conducted a systematic review of recently published literature to update and expand the epidemiological evidence on the association between MSW management practices and resident populations’ health risks. …
Switzerland and Liechtenstein Case study
This CIRCTER spin-off is conducted within the framework of the ESPON 2020 Cooperation Programme, partly financed by the European Regional Development Fund.
The ESPON EGTC is the Single Beneficiary of the ESPON 2020 Cooperation Programme. The Single Operation within the programme is implemented by the ESPON EGTC and co-financed by the European Regional Development Fund, the EU Member States, United Kingdom and the Partner States, Iceland, Liechtenstein, Norway and Switzerland…
Dioxin: nguồn gốc, xuất xứ và đánh giá độc hại
Nội dung chính
Hóa chất khó phân hủy, tích lũy sinh học và độc hại (PBTs) là những chất có thể tích tụ đến mức có thể gây hại cho sức khỏe con người và hệ sinh thái. Những chất gây ô nhiễm này có thể di chuyển rất xa trong khí quyển và có thể di chuyển dễ dàng từ đất sang không khí và nước. Sự tích tụ của các hóa chất như vậy trong các sinh vật từ môi trường xung quanh thông qua hấp thụ, tiêu hóa và hít phải có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Dioxin được hình thành như một sản phẩm phụ của nhiều quá trình công nghiệp liên quan đến clo như đốt chất thải, sản xuất hóa chất và thuốc trừ sâu, xử lý vật liệu độc hại, tẩy trắng giấy và bột giấy. Khả năng gây rủi ro cho sức khỏe do các hoạt động khiến ung thư phát triển, điều hòa miễn dịch và gây quái thai của dioxin ở động vật gặm nhấm đã làm dấy lên lo ngại về sự hiện diện của chất này trong chuỗi thức ăn của con người. Cần chú trọng quan tâm đến các nguồn phát thải dioxin và các biện pháp giảm thiểu nguồn phát thải đó. Nguồn gốc, xuất xứ và đánh giá độc tính của dioxin được trình bày cùng với 3 nghiên cứu điển hình dưới đây.
Sự hình thành DIOXIN từ phương pháp đốt rác
Đã có rất nhiều lo ngại về dioxin-polychlorinated dibenzo dioxin (PCDDs), polychlorinated dibenzo furan (PCDFs), và polychlorinated biphenyls (PCB) gây ô nhiễm trong môi trường vì tác động bất lợi của những hóa chất này đối với sức khỏe con người đã được biết đến trong nhiều năm. Khả năng ô nhiễm dioxin gần đây không chỉ được các nhà khoa học môi trường mà cả dư luận quan tâm vì điôxin được hình thành trong quá trình đốt chất thải công nghiệp và sinh hoạt và thoát ra môi trường qua khí thải từ các lò đốt. Do đó, nhu cầu cấp thiết là phải điều tra các cơ chế hình thành hoặc các con đường phản ứng của các hóa chất clo này để có thể tìm ra các cách giảm tác động ô nhiễm môi trường của chúng.
Khí thải Carbon Toàn cầu giảm đi nhanh hơn 10 lần
Một nghiên cứu mới cho thấy trong số hàng chục quốc gia đã giảm lượng khí thải giai đoạn 2016-2019, lượng khí thải carbon dioxide (CO2) đã giảm ở mức khoảng 1/10 so với tỷ lệ cần thiết trên toàn thế giới để giữ cho sự nóng lên toàn cầu ở mức dưới 2°C so với mức trước thời kỳ công nghiệp.
Các khoản đầu tư sau COVID tiếp tục bị chi phối hoàn toàn bởi nhiên liệu hóa thạch ở hầu hết các quốc gia.
TRUYỀN THÔNG ĐẠI HỌC ĐÔNG ANGLIA – 3/3/2021 – Nghiên cứu mới cho thấy 64 quốc gia đã cắt giảm lượng phát thải khí thải CO2 hóa thạch trong giai đoạn 2016-2019, nhưng tốc độ cắt giảm cần tăng gấp 10 lần để đáp ứng Thỏa thuận Paris nhằm giải quyết biến đổi khí hậu.
Các bãi rác là nguồn phát thải khí Methane lớn thứ 3
Đốt Rác ô nhiễm hơn Than
Để tạo ra cùng một lượng năng lượng như nhà máy điện than, các lò đốt rác vào năm 2018 đã phát thải nhiều hơn 65% lượng khí carbon dioxide (CO2), lượng carbon monoxide tương đương, gấp ba lần lượng nitơ oxit (NOx), gấp năm lần lượng thủy ngân, gần gấp sáu lần chì và 27 lần axit clohydric (HCl).
Lò đốt rác là cách bẩn nhất để tạo ra điện bằng hầu hết các biện pháp ô nhiễm không khí. Ngay cả khi có sử dụng các thiết bị kiểm soát ô nhiễm không khí, các lò đốt rác phát thải ra nhiều ô nhiễm hơn so với các nhà máy điện than (ít được kiểm soát) trên mỗi đơn vị năng lượng được sản xuất. Các nhà máy điện than được biết đến rộng rãi là nguồn năng lượng gây ô nhiễm không khí nhiều nhất, nhưng ít người nhận ra các lò đốt rác thải gây ra tác động tồi tệ tới chất lượng không khí như thế nào.
Sau đốt Rác: Chiến lược quản lý chất Thải tốt nhất tại Quận Montgomery, Maryland
Tháng 3 năm 2021
Hơn 230 lò đốt rác mới được xây dựng ở Hoa Kỳ từ năm 1975 đến năm 1995, tuy nhiên hơn 160 lò đốt trong số này đã đóng cửa từ năm 1980, còn lại khoảng 74 lò hoạt động hiện nay, với ít nhất ba lò nữa dự kiến sẽ đóng cửa trong 1-2 năm tới.
Bây giờ chúng tôi biết rằng đốt rác là cách tốn kém và gây ô nhiễm nhất để quản lý chất thải hoặc tạo ra năng lượng, và chất thải đó không biến mất một cách kỳ diệu khi bị đốt cháy, nhưng đe dọa khí hậu và sức khỏe cộng đồng do ô nhiễm không khí và tro độc hại khiến các bãi chôn lấp các chất này thậm chí còn nguy hiểm hơn nếu chất thải chưa được đốt được đem đi chôn lấp ngay trực tiếp. Đốt rác gây ô nhiễm hơn đốt than, và có hại cho sức khỏe và môi trường hơn là sử dụng trực tiếp các bãi chôn lấp.
Nói chung, bãi chôn lấp là một vấn đề, nhưng đốt và chôn lấp sản phẩm phụ tro là vấn đề lớn hơn. Điều gây hại không phải là quy mô của các bãi chôn lấp mà là độc tính của chúng. Các bãi chôn lấp gây hại cho nguồn nước ngầm khi chúng bị rò rỉ và giải phóng các khí độc hại vào không khí (không chỉ khí nhà kính). Tuy nhiên, các lò đốt thải ra nhiều ô nhiễm không khí hơn và lấp đầy các bãi chôn lấp bằng tro độc hại. Quá trình đốt cháy tạo ra các hóa chất độc hại mới thải vào không khí và tro bụi. Tro chôn lấp nguy hiểm hơn đối với nước ngầm và cộng đồng lân cận so với chôn lấp rác chưa đốt.
The Hidden Truth Behind Swedens Waste Disposal Infrastructure
The recycling myth: What actually happens to our plastic
Tác động tiêu cực của các Công nghệ xử lý Chất thải theo phương pháp Đốt Sinh khối
Mặc dù là một lựa chọn công nghệ hấp dẫn cho việc quản lý chất thải, quá trình sinh khối – đốt cháy chất thải rắn (MSW) là một chủ đề gây tranh luận dữ dội trên toàn thế giới. Trong trường hợp không kiểm soát được đầu ra, chất gây ô nhiễm độc hại có thể được phát thải vào không khí, đất và nước đồng thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường. Mặc dù việc đốt rác thải của thành phố cùng với sự tái tạo năng lượng là một phần vô cùng quan trọng của một hệ thống quản lý chất thải tổng hợp, tuy nhiên việc kiểm soát này vẫn chưa chặt chẽ để ngăn chặn những tác động tiêu cực đối với sức khỏe con người và môi trường.